Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

50 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn ứng viên đã có kinh nghiệm

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị! Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn. 

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!
Top 50 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm

Top 50 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm

3. Điểm mạnh của Anh/Chị? Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa? Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc. 
5. Giới hạn của Anh/Chị? Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị? Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này".
 

7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ? Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ?

Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét. Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .
Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty? Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này? Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.
10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây? Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".
12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty? Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.
14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao? Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần."
15. Phong cách quản lý của Anh/Chị? Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết. Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.
17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên? "Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải". Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì? Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn? Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối? Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao? Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình? Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại? Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.
27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước? Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao? Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo? Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo. Xem thêm các bài viết về Kỹ năng mềm dành cho người đi làm
33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình? Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất? Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng? Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng".
37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây? Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị? Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu? Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì? Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý? "Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm").
43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. Anh/Chị thường đọc gì? Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất? Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào? Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì? Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điểm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính " cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi...

Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS


Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh

Bảng sau đây đưa ra các ví dụ về các cấu trúc ngôn ngữ cho từng bước trong phần giới thiệu:

Chức năng
Cấu trúc ngôn ngữ
1. Chào khán giả

Good morning, ladies and gentlemen (Xin chào quý vị)
Good afternoon, everybody (Xin chào mọi người)
2. Giới thiệu chủ đề của bài thuyết trình

I am going to talk today about...(Hôm nay tôi sẽ nói về)
The purpose of my presentation is... (Mục đích bài thuyết trình của tôi là...)
I'm going to take a look at… (Tôi sẽ xem xét về...)
I'm going to give you some facts and figures… (Tôi sẽ đưa ra cho quý vị một vài sự kiện và con số...)
I'm going to concentrate on… (Tôi sẽ tập trung vào...) - học tiếng anh giao tiếp
I'm going to fill you in on the history of… (Tôi sẽ cung cấp thông tin về lịch sử của...)
I'm going to limit myself to the question of… (Tôi sẽ tự giới hạn cho câu hỏi về...)
3. Phác thảo cấu trúc của bài thuyết trình

My presentation is in three parts. (Bài thuyết trình của tôi có ba phần.)
My presentation is divided into three main sections. (Bài thuyết trình của tôi được chia làm ba phần chính.)
Firstly, secondly, thirdly, finally… (Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cuối cùng...)
To start with….Then….Next…. Finally…. (Để bắt đầu.... Sau đó.... Tiếp đến....Cuối cùng....)
4. Đưa ra các chỉ dẫn về các câu hỏi

Do feel free to interrupt me if you have any questions.(Đừng ngại cắt ngang lời tôi nếu quý vị có bất kì câu hỏi nào.)
I'll try to answer all of your questions after the presentation. (Tôi sẽ cố giải đáp mọi câu hỏi của quý vị sau bài thuyết trình.) học tiếng anh
I plan to keep some time for questions after the presentation. (Tôi sẽ dành một khoảng thời gian cho các câu hỏi sau bài thuyết trình.)
There will be time for questions at the end of the presentation. (Sẽ có thời gian cho các câu hỏi vào cuối bài thuyết trình.)
I'd be grateful if you could ask your questions after the presentation. (Tôi rất biết ơn nếu quý vị có thể đặt các câu hỏi của mình sau bài thuyết trình.)

Những câu nói cần thiết khi thuyết trình bằng tiếng anh

I _ INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU

  • Good morning, ladies and gentlemen. (Chào buổi sáng quí ông/bà)
  • Good afternoon, everybody(Chào buổi chiều mọi người.)
  • I’m … , from [Class]/[Group]. (Tôi là…, đến từ…)
  • Let me introduce myself; my name is …, member of group 1 (Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.)
Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh | hoc tieng anh

Những câu nói thường gặp khi thuyết trình bằng tiếng anh | hoc tieng anh

II _ INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

  • Today I am here to present to you about [topic]….(Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…)
  • I would like to present to you [topic]….(Tôi muốn trình bày với các bạn về …)
  • As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….(Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…)
  • I am delighted to be here today to tell you about…(Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…)

III _ INTRODUCING THE STRUCTURE– GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH

  • My presentation is divided into x parts.(Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.)
  • I'll start with / Firstly I will talk about… / I'll begin with(Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với)
  • then I will look at …(Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần)
  • Next,… (tiếp theo )
  • and finally…(cuối cùng)

IV _ BEGINNING THE PRESENTATION – BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH

  • I'll start with some general information about … (Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)
  • I'd just like to give you some background information about… (Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về…)
  • As you are all aware / As you all know…(Như các bạn đều biết…)

V _ ORDERING – SẮP XẾP CÁC PHẦN

  • Firstly...secondly...thirdly...lastly... (Đầu tiên…thứ hai … thứ ba…cuối cùng…)
  • First of all...then...next...after that...finally... (Đầu tiên hết … sau đó…tiếp theo…sau đó…cuối cùng )
  • To start with...later...to finish up... (Bắt đầu với … sau đó…và để kết thúc…)

VI _ FINISHING ONE PART… - KẾT THÚC MỘT PHẦN

  • Well, I've told you about... (Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …)
  • That's all I have to say about... (Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần …)
  • We've looked at... (Chúng ta vừa xem qua phần …)

VII _ … STARTING ANOTHER PART – BẮT ĐẦU MỘT PHẦN KHÁC.

  • Now we'll move on to... (Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần…)
  • Let me turn now to... (Để thôi chuyển tới phần…)
  • Next... (Tiếp theo…)
  • Let's look now at...(Chúng ta cùng nhìn vào phần…)

VIII _ ENDING – KẾT THÚC

  • I'd like to conclude by… (Tôi muốn kết luật lại bằng cách …)
  • Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. (Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.)
  • That brings us to the end of my presentation. (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.)

IX _ THANKING YOUR AUDIENCE. – CẢM ƠN THÍNH GIẢ

  • Thank you for listening / for your attention. (Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung)
  • Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. (Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.)
  • Well that's it from me. Thanks very much. (Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.)
  • Many thanks for your attention. (Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.)
  • May I thank you all for being such an attentive audience. (Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.)

Học cách tự giới thiệu bằng tiếng anh

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Phần 1: 6 bước để tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh

Trước khi đi tiếp vào việc học cách tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh sử dụng trong thương mại, chúng ta cần hiểu làm thế nào để có phần giới thiệu bản thân bằng tiếng anh chuẩn? Các nội dung cần đề cập trong phần tự giới thiệu? Và dưới đây là 6 bước giúp bạn hình dung rõ hơn về việc giới thiệu về bản thân bằng tiếng anh một cách ngắn gọn và đầy đủ, Bạn có thể áp dụng trong tiếng anh giao tiếp hàng ngàytiếng anh thương mại hoặc phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh ...
  • Bước 1: Giới thiệu tên của bạn là gì ?
  • Bước 2: Mô tả sơ lược về trình độ học vấn của bạn.
  • Bước 3: Giới thiệu thiệu khả năng và điểm mạnh của bạn ?
  • Bước 4: Mô tả mục tiêu của bạn
  • Bước 5: Mô tả về triển vọng nghề nghiệp của bạn
  • Bước 6: Mô tả sở thích của bạn

Phần 2: Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh áp dụng trong công việc

Lesson One: Meet the team Bài Một: Giới thiệu nhân viên

Trong bài học hôm nay, bạn sẽ gặp gỡ các nhân viên làm việc cho một công ty chuyên phân phối thực phẩm đóng trụ sở tại Sydney mang tên Hale and Hearty Foods. Bạn cũng sẽ học những mẫu câu dùng để tự giới thiệu bằng tiếng anh một cách ngắn gọn và xúc tích về bản thân cùng với công việc đang làm. Nào chúng ta bắt đầu… Ngày mai sẽ có một cuộc Triển lãm Nước Giải Khát. Harvey đang phỏng vấn một vài nhân viên chính trong Công ty để dùng cho màn quảng cáo có cả âm thanh lẫn hình ảnh. Và bây giờ, mời bạn lắng nghe đoạn hội thoại sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn ( Video*)

Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn ( Video*)

Hội thoại 1:
Harvey: Testing! Testing… Are we on?… Yes, OK. My name is Harvey Judd. I’m the Chief Purchasing Officer with Hale and Hearty Foods. I’m responsible for finding new products for the company to sell. Today I’m going to introduce to you my colleagues in the International Department, that is if I can get anyone to speak to me, everyone’s so flat out…
Thử lại nào… Được chưa?... Được rồi. Tôi tên là Harvey Judd, Trưởng Phòng Thu Mua của công ty Hale and Hearty Foods. Tôi chịu trách nhiệm tìm kiếm sản phẩm mới để công ty bán. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với quý vị những đồng nghiệp của tôi làm tại Ban Quốc tế, nếu như tôi có thể tìm được ai đó để hỏi chuyện, người nào cũng bận cuống cuồng…
Hội thoại 2:
  • Harvey: Ah, there’s Victoria. Hi, Vicky! A, Victoria đây rồi. Chào Vicky.
  • Victoria: Hello Harvey. Goodbye Harvey. Chào Harvey. Thôi lúc khác gặp lại đi
  • Harvey: Please Vicky… Thôi mà Vicky, làm ơn đi mà…
  • Victoria: Harvey, I prefer Victoria, if that’s OK. Harvey, có thể gọi tôi là Victoria được không?
  • Harvey: Oh sure, sorry. If you could just give your name, your title and a description of what you do. Ồ được, xin lỗi nhé. Làm ơn tự giới thiệu tên, chức vụ và nói sơ qua về công việc cô đang làm được không?
  • Victoria: Oh, is this for tomorrow? Ôi, cái này là để cho ngày mai à?
  • Harvey: It’s for our promotion at the Beverage Fair, yes. Ừ, để cho màn quảng cáo của chúng ta tại Hội chợ Triển lãm Nước Giải khát đấy.
  • Victoria: OK. My name’s Victoria Song. I’m Assistant International PR Manager. I establish and maintain relationships with our overseas partners. Được rồi. Tôi là Victoria Song. Tôi làm Giám đốc Giao tế Ngoại vụ. Công việc của tôi là thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
  • Harvey: Thanks, Victoria. Cảm ơn Victoria.

Mời bạn nghe lại câu tự giới thiệu của Harvey bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Harvey: My name is Harvey Judd, I’m the Chief Purchasing Officer with Hale and Hearty Foods. I’m responsible for finding new products for the company to sell. Tôi tên là Harvey Judd, Trưởng Phòng Thu Mua của công ty Hale and Hearty Foods. Tôi chịu trách nhiệm tìm kiếm sản phẩm mới để công ty bán. Và bây giờ đến lượt Victoria tự giới thiệu. Mời bạn nghe lại câu sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Victoria:  My name’s Victoria Song. I’m the International PR Manager. I establish and maintain relationships with our overseas partners. Tôi là Victoria Song. Tôi làm Giám đốc Giao tế Ngoại vụ. Công việc của tôi là thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài. ( học tiếng anh thương mại)
Bạn có để ý cách giới thiệu tên, chức danh và công việc trong các mẫu câu không?  Để giới thiệu tên, bạn có thể nói:
  • Harvey: My name is Harvey Judd.
  • Victoria: My name is Victoria Song.
Để giới thiệu chức danh, bạn có thể nói:
  • Harvey: I’m the Chief Purchasing Officer for Hale and Hearty Health Foods.
  • Victoria: I’m the International PR Manager.
Còn khi giới thiệu công việc, bạn có thể nói:
  • Harvey: I’m responsible for finding new products for the company to sell.
  • Victoria: I establish and maintain relationships with our overseas partners.
Trong phần hai của bài học, chúng ta sẽ tìm hiểu xem phải diễn tả thế nào khi nói về công việc của mình. Còn bây giờ chúng ta chỉ học cách tự giới thiệu tên và chức danh. Bạn có biết chức danh của bạn bằng tiếng Anh là gì không? Nếu chưa biết, bạn hãy vào Internet kiếm các website của những công ty phương Tây hoạt động giống như công ty của bạn, rồi tìm các chức danh trong danh sách nhân viên của công ty đó. Hay bạn cũng có thể hỏi một đồng nghiệp nói tiếng Anh của bạn. Khi đã biết được chức danh của mình bằng tiếng Anh rồi, bạn thử tập tự giới thiệu tên và chức danh của bạn bắt đầu bằng: “My name is…” và “I’m the…”
Nếu chức danh của bạn là chức vụ duy nhất trong công ty thì bạn hãy dùng mạo từ 'the' như trong câu 'I'm the chief purchasing officer'. Còn trong trường hợp bạn chỉ là một trong số những nguời có cùng chức danh thì bạn phải dùng 'a' hoặc 'an'. Ví dụ: I’m a purchasing officer' hay 'I’m an international sales representative‟.
Nào chúng ta tập nói nhé. Xin bạn nghe và lặp lại
  • Male: I’m the Exports manager.
  • Female: I’m the Supervisor of Overseas trade.
  • Male: I’m a Senior Sales Manager.
  • Female: I’m an Overseas Business Aide.
Xin bạn điền tên và chức danh vào câu sau đây:
Female: My name is ………………… I’m the ……………………….

Chú giải về văn hóa:

Bạn có để ý thấy Harvey đã gọi tắt tên của Victoria thành Vicky không? Làm như vậy, anh ta không hề có ý làm Victoria mếch lòng mà chỉ muốn chứng tỏ sự thân thiện và lòng quý mến của anh đối với Victoria. Đây là một thói quen khá tiêu biểu của người Úc. Người Úc có xu hướng gọi tắt - không những chỉ tên họ mà còn đối với một số từ trong sinh hoạt hàng ngày - như bữa ăn sáng: “breakfast” được gọi tắt là “brekky”!
Không ai biết tại sao người Úc thích gọi tắt, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là một thói quen vô thưởng vô phạt. Trong tiếng anh giao tiếp thương mại có tính cách trang trọng, có lẽ đối tác người Úc sẽ không gọi tắt tên của bạn, nhưng nếu họ lỡ miệng hay phát âm chưa đúng khi gọi tên bạn làm cho bạn ngượng, thì bạn chỉ việc nhẹ nhàng sửa sai bằng những câu như: "I prefer Victoria if that’s OK” hay… “I prefer Jennifer, if you don’t mind” hay… “It’s Huang, actually”.
Hãy thực tập nhé – xin bạn lắng nghe và lập lại. Sau đó thử dùng tên của bạn trong những câu sau:
  • Male: I prefer Luu, if that’s OK.
  • Male: I prefer Jack, if you don’t mind.
  • Female: It’s Joanna, actually.
Lesson One: Meet the team Bài Một: Giới thiệu nhân viên
Mời bạn lắng nghe những từ và mẫu câu mới trong khi theo dõi đoạn hội thoại sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Harvey vẫn đang quay phim các đồng nghiệp  trong khi họ tự giới thiệu.
  • Harvey:  Ah here’s Douglas. Excuse me, Douglas, would you mind giving a brief description of your position?  À Douglas đây rồi. Douglas làm ơn giới thiệu ngắn gọn về chức vụ của anh được không? 
    Douglas:  For goodness sakes Harvey, it’s Monday morning!  Trời ơi Harvey, vừa mới sáng Thứ Hai thôi mà!
  • Harvey: Yes, Douglas. It’s for the display at the Beverage Fair  tomorrow. It won’t take a minute, If you could just give your  name, your title and a description of what you do. Douglas này, làm cái này là để cho phần trưng bày tại Hội Chợ Triển lãm Nước Giải khát vào ngày mai đấy. Không mất  đến một phút đâu - chỉ nói sơ về tên tuổi, chức danh và mô tả  vắn tắt công việc của anh thôi mà.
  • Douglas: Oh, I see. My name is Douglas Hale. I’m the CEO of the company. I’m responsible for overseeing all local and  international operations. Thế à! Tôi tên là Douglas Hale, Tổng Giám đốc của công ty.  Tôi chịu trách nhiệm trông coi tất cả các hoạt động trong  cũng như ngoài nước của Công ty.
  • Harvey: Thanks Douglas. Cảm ơn Douglas

Bạn nên lưu ý đến khía cạnh văn hóa trong phép xưng hô.

Douglas là Tổng Giám đốc hay cũng gọi là Giám đốc Điều hành tức là người đứng đầu công ty, nhưng Harvey vẫn gọi ông bằng tên gọi không thôi. Đây là chuyện thường trong xã hội phương Tây. Ở Úc, việc gọi một đồng nghiệp hay cấp trên là Mr hay Mrs nay đã bị xem là lỗi thời.
Bạn hãy thử mô tả công việc của mình một cách ngắn gọn nhất nhé – chẳng hạn dùng không quá 12 từ? Ban đầu bạn nói tiếng Việt, sau đó tiếng Anh. Về mặt ngữ pháp, bạn có thể dùng thì hiện tại thường để mô tả như Victoria đã làm.
  • Victoria: I establish and maintain relationships with our overseas partners.

Hoặc nếu bạn dùng: “I’m responsible for…” thì động từ sau đó phải ở dạng tiếp diễn.

Ví dụ: “I’m responsible for finding new products to sell” Tôi chịu trách nhiệm tìm kiếm sản phẩm mới để bán. Hay…
  • “I’m responsible for managing overseas sales” Tôi chịu trách nhiệm quản lý việc bán hàng ở nước ngoài.
Bạn nên dùng động từ ở thì hiện tại thường hoặc tiếp diễn để viết về công việc của bạn. Bạn nên dùng mẫu câu gồm tên tuổi, chức danh và công việc để tập tự giới thiệu: bạn là ai và làm gì. Bây giờ, để ôn lại bài học hôm nay, mời bạn nghe và lập lại những câu và cụm từ quan trọng sau đây:
  • Harvey: My name is Harvey Judd… I’m the Chief Purchasing Officer with Hale and Hearty Foods… I’m responsible for finding new products for the company to sell. Ah! There’s Victoria. Hi Vicky!
  • Victoria: Harvey, I prefer Victoria, If that’s OK.
  • Harvey: Ah! Sure, sorry! If you just give me your name, your title and description of what you do.
  • Victoria: OK. My name’s Victoria Song. I’m Assistant International PR Manager.
Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.
Female:
  • My name is Kate.
  • I’m a business aide
  • I help build up our overseas trade
  • My name is Kate.
  • I’m a business aide
  • I help build up our overseas trade

Những câu chào hỏi thông dụng trong tiếng anh giao tiếp

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS


Câu nói xin chào và tạm biệt là điều đầu tiên mà bạn được học trong buổi đầu tiên. Nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng thực ra chúng ta cần biết áp dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong những dịp trang trọng như là những bữa tiệc thì chúng ta sẽ nói như thế nào, vậy còn khi gặp bạn bè hàng ngày thì chúng ta nói ra sao?

Lời chào và tạm biệt trong tiếng anh giao tiếp

Câu trả lời sẽ là những câu đại loại như “Hi!, Hello!.....Goodbye!...” nhưng ít người học tiếng Anh biết những mẫu câu đồng nghĩa nhưng lại có cách diễn đạt khác. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu thêm nhé!

Greeting Expressions

Chào hỏi bình thường nhưng mang tính chất lễ nghi, trang trọng. (General greetings) (Formal).
  • Hello!
  • How are you?
  • How are you doing?
  • How is everything?
  • How’s everything going?
  • How have you been keeping?
  • I trust that everything is well.
Chào hỏi bình thường theo cách thân mật, suồng sã (General greetings) (Informal).
  • Hi.
  • What’s up?
  • Good to see you.
Khi gặp lại một người mà bạn không gặp từ lâu, bạn muốn chào theo cách lễ nghi và có phần khách sáo. Hãy dùng những mẫu câu sau:
  • It has been a long time.
  • It’s been too long.
  • What have you been up to all these years?
Bạn cũng có thể sử dụng những mẫu câu sau cho những tình huống trên nhưng ý nghĩa lời chào mang tính chất suồng sã, không khách khí.
  • How come I never see you?
  • It’s been such a long time.
  • Long time no see.

Những cách nói cho lời tạm biệt

Cách chào tạm biệt bình thường nhưng mang tính chất lễ nghi, trang trọng. (Simple good-byes) (Formal).
  • Good-bye
  • Stay in touch.
  • It was nice meeting you.

Nhung cau chao hoi thong dung trong tieng anh giao tiep
Cách chào tạm biệt bình thường nhưng mang tính chất thân mật, suồng sã (Simple good-byes) (Informal).
  • See you.
  • Talk to you later.
  • Catch up with you later.
Khi bạn rời đi, bạn muốn nói lời tạm biệt một cách lịch sự và có phần khách khí. Những mẫu câu sau sẽ hữu ích cho bạn:
  • I have to leave here by noon.
  • Is it okay if we leave your home at 9pm?
  • What do you say we leave work a little earlier today?
Và cách nói thân mật, suống sã cho tình huống này:
  • I got to go now.
  • I’ll be leaving from the office in 20 minutes.
  • How about we jet off to the shops now?
Hãy trang bị cho mình những cách diễn đạt về “greeting and goodbye” mà chúng tôi chia sẻ và chúc các bạn ngày giàu tri thức giao tiếp khi sử dụng tiếng Anh!

Tags: luyen thi ieltshoc ieltsde thi ieltsphương pháp học tiếng anh hiệu quả

Các tình huống giao tiếp tiếng anh thông dụng

Tham khảo các bài liên quan:
Kinh nghiệm luyện thi IELTS
Đề thi IELTS
Tư vấn luyện thi IELTS

Là một người đi làm, mỗi ngày chúng ta có rất nhiều cuộc gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng. Nhưng đôi khi, lịch làm việc quá dày đặc khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho việc trao đổi. Vậy làm thế nào để kết thúc câu chuyện một cách khéo léo và gây ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình? Ở bài viết này,  sẽ chia sẻ với bạn các câu nói thường dùng để kết thúc 1 cuộc hội thoại bằng tiếng anh:
Những câu nói dùng để kết thúc 1 cuộc hội thoại bằng tiếng anh

Những câu nói dùng để kết thúc 1 cuộc hội thoại bằng tiếng anh

16 cách nói thường gặp để kết thúc 1 cuộc hội thoại bằng tiếng anh

  1. Well, It was nice meeting you. I really had a great time. Thật vui khi được gặp anh. Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời.
  2. I had a nice time talking to you. Tôi đã có một khoảng thời gian nói chuyện với cô thật thú vị.
  3. Anyway, I’ve got to get back to work. I’m glad that we met. Tôi phải trở lại làm việc. Rất vui vì chúng ta đã gặp nhau.
  4. So, listen, it’s been great talking to you… Nghe này, nói chuyện với anh thật tuyệt…
  5. Anyway, I’ll let you get back to your shopping. Thôi, tôi sẽ trả cô về với việc mua sắm của mình.
  6. Anyway, I don’t want to monopolize all your time. Thôi, tôi không muốn chiếm hết thời gian của cô.
  7. Well, I don’t want to keep you from your work. Thôi, tôi không muốn ngắt quãng công việc của cô.
  8. If you’ll excuse me, I just saw someone I’ve been meaning to catch up with. Xin phép anh, tôi vừa thấy một người mà tôi đang muốn hỏi thăm.
  9. My friends just walked in. I want to say hi to them… Bạn tôi vừa bước vào, tôi muốn đến chào họ…
  10. Sorry I can’t talk longer. I’m actually on my way to meet a friend for coffee. Xin lỗi tôi không thể nói chuyện lâu hơn. Sự thật là tôi đang trên đường đi gặp một người bạn để uống cà-phê.
  11. Let’s talk more another time. I’ve got to find my friends. Chúng ta hãy nói chuyện nhiều hơn vào một dịp khác. Giờ tôi phải đi tìm bạn tôi.
  12. I just have to head to the bathroom. I’ll run into you later maybe. Tôi cần phải vào nhà vệ sinh. Có thể tôi sẽ gặp lại anh sau.
  13. I just got here. I’m going to look around a bit more. Tôi vừa đến. Tôi sẽ đi quanh một vòng xem thử có gì.
  14. I’m going to go grab another drink. Tôi sẽ đi lấy một chai/ly nữa.
  15. Well, I gotta go (but I’ll text later). Tôi phải đi đây (nhưng tôi sẽ nhắn tin sau).
  16. Take care. Giữ gìn sức khỏe nhé.
Trong trường hợp bạn muốn setup 1 cuộc hẹn tiếp theo sau buổi gặp thì dưới đây là những câu nói thường gặp dùng để chào hỏi và thiết lập cuộc hẹn bằng tiếng anh mà bạn nên biết:

10 mẫu câu chào hỏi bằng tiếng anh

  1. How do you do? My name is Chris J. Please call me Chris. Xin chào. Tôi tên Chris J. Xin hãy gọi tôi là Chris.
  2. John Brown. I’m in production department. I supervise quality control. John Brown. Tôi thuộc bộ phận sản xuất. Tôi giám sát và quản lí chất lượng.
  3. This is Mr.Robison calling from World Trading Company. Tôi là Robinson gọi từ công ty Thương Mại Thế Giới.
  4. I have had five years experience with a company as a saleman. Tôi có 5 năm kinh nghiệm là nhân viên bán hàng.
  5. Since my graduation from the school, I have been employed in the Hilton Hotel as a cashier. Từ khi tốt nghiệp, tôi làm thu ngân tại khách sạn Hilton. học tiếng anh trực tuyến
  6. I got a degree in Literature and took a course in typing. Tôi có một văn bằng về văn học và đã học một khóa về đánh máy.
  7. I worked in the accounting section of a manufacturer of electrical products. Tôi đã làm tại bộ phận kế toán của một xưởng sản xuất đồ điện.
  8. With my b academic background, I am capable and competent. Với nền tảng kiến thức vững chắc, tôi thấy mình có đủ năng lực và đủ khả năng cạnh tranh.
  9. Please call me Julia. Xin hãy gọi tôi là Julia.
  10. She is probably one of the foremost plastic surgeons on the West Coast these days. Cô ấy có lẽ là một trong những bác sĩ phẫu thuật tạo hình hàng đầu ở bờ biển phía Tây hiện nay.

10 mẫu câu thiết lập cuộc hẹn bằng tiếng anh -

  1. I would like to meet you. Tôi mong được gặp ông.
  2. I am glad to finally get hold of you. Tôi rất vui vì cuối cùng cũng liên lạc được với ông.
  3. Shall we make it 3 o’clock? Chúng ta hẹn gặp lúc 3 giờ được không?
  4. Is there any possibility we can move the meeting to Monday? Chúng ta có thể dời cuộc gặp đến thứ hai được không?
  5. I’d like to speak to Mr. John Smith. Tôi muốn nói chuyện với ông John Smith.
  6. Let me confirm this. You are Mr. Mike of X Company, is that correct? Xin cho tôi xác nhận một chút, ông là ông Mike của công ty X đúng không?
  7. Could you spell your name, please? Ông có thể đánh vần tên mình được không?
  8. I’m afraid he is on another line. Would you mind holding? Tôi e rằng ông ấy đang trả lời một cuộc gọi khác. Ông vui lòng chờ máy được không?
  9. May I leave the message? Tôi có thể để lại tin nhắn không?
  10. I’m afraid he is not available now. Tôi e rằng ông ấy không rảnh vào lúc này.